kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi 2017-2018

Người đăng: Ngày đăng: Lượt xem:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Đại Cường, ngày 1 tháng 09 năm 2017

KẾ HOẠCH
Dạy bồi dưỡng học sinh giỏi
Năm học 2017 – 2018

Căn cứ hướng dẫn số 141 /HD-PGDĐT, ngày 09/9/2017 của Phòng GD-ĐT Đại Lộc về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục THCS năm học 2017-2018;
Trên cơ sở phát huy những kết quả đã đạt được trong năm học 2016 – 2017 và căn cứ tình hình thực tế phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương, đơn vị;
Trường THCS Phan Bội Châu xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi trong năm học 2017-2018 như sau:
I. Mục đích yêu cầu:
– Củng cố và trang bị thêm kiến thức nâng cao cho học sinh giỏi trong chương trình giáo dục trung học cơ sở cơ sở.
– Phát hiện ra các nhân tố mới, những học sinh có đủ kiến thức và năng lực học tập tốt để xây dựng đội ngũ học sinh giỏi các bộ môn tham gia kì thi chọn học sinh giỏi cấp huyện trong năm học 2017– 2018.
– Nhằm dấy lên phong trào thi đua trong học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
II. Nội dung:
1/ Thời gian:
– Đối với HSG lớp 9: Từ ngày 05/9/2017 đến 30/12/2017 (thời điểm tổ chức kỳ thi HSG huyện).
– Đối với HSG lớp 6,7,8: Từ ngày 05/9/2017 đến 30/4/2018 (thời điểm tổ chức kỳ thi HSG huyện).
– Ngoài việc bồi dưỡng tại trường theo kế hoạch, nhà trường khuyến khích những giáo viên điều động học sinh bồi dưỡng tại nhà, tại trường ngoài lịch chung theo kế hoạch để tăng lượng thời gian cho học sinh.
2/ Môn bồi dưỡng:
Khối 9: Ngữ văn, Toán, Anh Văn, Vật lý, Hoá học, Tin học, Sinh, Sử, Địa.
Khối 8: Ngữ văn, Toán, Anh Văn, Vật lý, Hoá học, Tin học, Sinh, Sử, Địa.
Thực hành Sinh, Hóa, Lý,
Khối 7: Toán, Lý, Văn, Anh văn.
Khối 6: Toán, Văn, Anh văn.
3/ Đối tượng: Học sinh khối 6- 7-8-9 năm học 2017-2018 đạt danh hiệu Tiên tiến trở lên, có hạnh kiểm tốt và điểm trung bình bộ môn tham gia bồi dưỡng đạt từ 8,0 trở lên (riêng môn ngữ văn đạt từ 7.5 trở lên) của năm học 2016-2017.
4/ Số tiết dạy:
Khối 9: Từ 60 tiết trở lên
Khối 6-7-8: Từ 60-80 tiết
5/ Phân công giảng dạy:
Khối 9:
TT HỌ TÊN MÔN TKB/ PHÒNG
1 Trần Văn Thịnh- Hồ Văn Việt Toán Tổ Tự nhiên
2 Đặng Thị Hòa Văn Tổ Xã hội
3 Nguyễn Thị Kim Phượng Anh Hội trường
4 Mai Thị Thanh Vân Sinh PTH Sinh
5 Nguyễn Văn Vĩnh- Sử Tổ XH
6 Nguyễn Văn Vĩnh- Lê Thị Hát Địa Tổ XH
7 Nguyễn Văn Có Hóa PTH Hóa
8 Nguyễn Thị kim Hoa- Nguyễn Cao Văn Tin P Tin
9 Phạm Bộ L‎y PTH L‎y

Khối 8:
TT HỌ TÊN MÔN TKB/ PHÒNG
1 Lê Văn Lành Toán Tổ Tự nhiên
2 Phan Thị Thùy Trang Văn Tổ Xã hội
3 Văn Thị Thục Hạnh Anh Hội trường
4 Trương Thị Thanh Trang Sinh PTH Sinh
5 Bùi Thị Như Sương Sử Tổ XH
6 Đõ Thị Linh San- Lê Thị Hát Địa Tổ XH
7 Nguyễn Đình Quang Hóa
PTH Hóa
8 Nguyễn Cao Văn Tin
P Tin
9 Hồ Tấn Phương L‎y PTH Ly

Khối 7:
TT HỌ TÊN MÔN TKB/ PHÒNG
1 Nguyễn Quốc Tuấn- Hồ Văn Việt Toán Tổ Tự nhiên
2 Phan Mẫn Văn Tổ Xã hội
3 Lê Thị Ngọc Hạnh Anh Hội trường
4 Hồ Tấn Phương L‎y PTH Ly

Khối 6:
TT HỌ TÊN MÔN TKB/ PHÒNG
1 Lê Thị Thảo Toán Tổ Tự nhiên
2 Nguyễn Thị Thanh Hiền Văn Tổ Xã hội
3 Châu Trần Kiều Lan Anh Hội trường

6. Kinh phí:
– Nguồn kinh phí của trường quá ít không đủ chi trả cho tổng số tiết dạy bồi dưỡng của giáo viên.
– Giáo viên giảng dạy theo tinh thần tự nguyện và phân theo số tiết tiêu chuẩn quy định, không có kinh phí chi trả bồi dưỡng.
– Ngoài ra, nhà trường vận động từ PHHS để chi hỗ trợ cho giáo viên có số tiết dạy vượt quá tiết tiêu chuẩn thực hiện trong năm học.
7/ Phân công trách nhiệm
7.1. Ban giám hiệu:
– Phó Hiệu trưởng nhà trường trực tiếp chỉ đạo công tác bồi dưỡng HSG.
– Tổ chức thực hiện kế hoạch BDHSG.
– Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo công tác bồi dưỡng của tổ chuyên môn, nhóm bộ môn, giáo viên dạy.
– Chỉ đạo phân công, thời khóa biểu, công tác quản lý các hoạt động và đảm bảo chất lượng dạy học như phòng học, bàn ghế.
– Lập phương án tuyển chọn, quyết định đội tuyển trên cơ sở đề xuất của giáo viên.
– Tiến hành dự giờ, kiểm tra giáo viên và học sinh.
– Chỉ đạo thư viện mua một số sách cần thiết cho giáo viên bồi dưỡng.
– Trực tiếp tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác BDHSG và thực hiện một số công tác khác do Hiệu trưởng phân công.
7.2. Tổ chuyên môn, nhóm bộ môn:
– Tổ chuyên môn có trách nhiệm phụ trách các môn học khác thuộc tổ mình phụ trách.
– Chỉ đạo việc xây dựng chương trình học từng bộ môn của tổ và theo dõi tiến độ chương trình bồi dưỡng.
– Quản lý chất lượng bồi dưỡng chuyên đề, theo dõi và chỉ đạo phương pháp dạy của thầy và học của học sinh.
– Quản lý chất lượng các lớp bồi dưỡng từng thời kì nhằm đảm bảo chất lượng đội tuyển, đánh giá đề xuất lựa chọn, bổ sung học sinh.
– Chỉ đạo chỉnh lý chương trình BDHSG; Chỉ đạo bổ sung tài liệu BDHSG và tham mưu tổ chức kiểm tra chất lượng HSG.
– Chỉ đạo việc tổ chức bồi dưỡng theo dõi tài liệu phát hành
– Đề xuất giáo viên bồi dưỡng và kèm cặp giúp đỡ học sinh.
– Thực hiện các công việc khác do BGH phân công.
7.3. Đối với giáo viên bồi dưỡng
– Trang bị kiến thức cơ bản, chính xác.
– Đảm bảo điểm trung bình môn, điểm kiểm tra học kì môn dự thi HS giỏi tỉnh phải đạt loại khá trở lên.
– Nắm bắt trình độ năng lực học sinh đúng bằng trình độ thực chất.
– Thường xuyên kèm cặp giúp đỡ học sinh.
– Nắm bắt kết quả kiểm tra từng chuyên đề.
– Có giáo án, sổ ghi nhật ký về hướng dẫn học sinh học tập hoặc làm bài tập
– Phối hợp với phụ huynh theo dõi thời gian học tập ở trường, ở nhà.
– Tuyển chọn học sinh ở môn bồi dưỡng.
– Đề xuất chương trình, nội dung bồi dưỡng, thực hiện có chất lượng việc dạy các chuyên đề (nếu thấy chất lượng chuyên đề dạy học sinh tiếp thu chưa đảm bảo phải tiếp tục củng cố, bổ sung kiến thức, kỹ năng cho học sinh trước khi dạy sang chuyên đề khác).
– Thường xuyên theo dõi, giúp đỡ học sinh trong học tập, kiểm soát việc học bài và làm bài tập của học sinh.
– Thường xuyên liên hệ với giáo viên bộ môn để làm kèm cặp giúp đỡ thêm.
– Quản lý học sinh lớp phụ trách.
– Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các chuyên đề mà hội đồng chuyên môn ngành đề ra.
7.4. Các lực lượng khác.
– Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp: Thường xuyên theo dõi chất lượng học sinh của lớp mình chủ nhiệm. Liên hệ với giáo viên bộ môn, phụ huynh tạo điều kiện tốt nhất để các em tham gia học tập.
– Đối với phụ huynh: tạo mọi điều kiện để các em học tập. Tạo được cơ sở vật chất giúp đỡ các thầy cô dạy.
– Đối với học sinh: Đi học đầy đủ, chấp hành các nội quy, không tuỳ tiện bỏ tiết, bỏ môn, có đủ các loại vở, tài liệu theo yêu cầu của giáo viên bồi dưỡng.
8/ Phương thức học tập và đánh giá:
– Trên cơ sở những bài tập cơ bản, nâng cao trong SGK và SBT theo chương trình THCS, ngân hàng đề đề nghị thi HS giỏi các năm, thầy cô giáo giảng dạy nghiên cứu thêm một số chuyên đề nâng cao để cung cấp cho học sinh. Do thời gian học tập tại trường còn ít nên thầy cô giáo giảng dạy hướng dẫn thêm nội dung để học sinh về nhà tự nghiên cứu, làm thêm bài tập.
– Giáo viên khi lên lớp phải có giáo án đầy đủ, điểm danh học sinh tham gia học tập, sau mỗi buổi dạy phê và ký sổ đầu bài đầy đủ.
Trên đây là kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2017-2018, đây là nội dung có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chuẩn bị đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp huyện, kính đề nghị quý thầy cô giáo chủ nhiệm, quý thầy cô giáo trực tiếp bồi dưỡng, quý thầy cô giáo TTCM triển khai thực hiện thật nghiêm túc để công tác bồi dưỡng đạt kết quả cao nhất.

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Thị Thùy Nữ